Đường dây nóng
Điện thoại: 0915348686
Fax: 0225.3551636
Email: cangvu1@gmail.com
Quản lý phương tiện > Thủ tục ra, vào phương tiện

 I. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP PHƯƠNG TIỆN VÀO CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

 

STT

TÊN BƯỚC

MÔ TẢ

1

Trình tự thực hiện

- Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định cho Cảng vụ Đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ).
- Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện về trang thiết bị an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Nếu phương tiện đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì Cảng vụ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện và thu phí, lệ phí theo quy định.

2

Cách thức thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại Văn phòng Đại diện Cảng vụ.

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Giấy tờ phải nộp (bản chính):
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyển tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực;
- Sổ danh bạ thuyền viên.
b) Giấy tờ xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
- Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;
- Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có).

4

Thời hạn giải quyết

 Cảng vụ cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa trong thời hạn 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.

5

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện.

6

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan Cảng vụ  Đường thủy nội địa tại các Đại diện trực thuộc.

7

Phí, lệ phí

Người làm thủ tục nộp phí và lệ phí khi làm thủ tục vào cảng, bến theo quy định như sau:
a) Phí trọng tải:
- Lượt vào (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
- Lượt ra (kể cả có tải, không tải) 165 đồng/ tấn trọng tải toàn phần.
b) Lệ phí ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa:
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn là: 5000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 51 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế là: 10.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế là: 20.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 501 tấn trở lên hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên là: 30.000 đồng/chuyến.
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 1.001 tấn đến 1.500 tấn là: 40.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 1.5001 tấn trở lên là: 50.000 đồng/chuyến

8

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện.

9

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Phương tiện phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và chấp hành sự điều động của Cảng vụ Đường thủy nội địa
- Cảng, bến thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

10

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa;

- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa;

- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa
- Thông tư số 248/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa.

- Thông tư 39/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Sửa đổi lần 2:2018 QCVN 72:2013/BGTVT.

(Những căn cứ pháp lý nêu trên có thể được thay thế, sửa đổi, bổ sung)

 

 II. THỦ TỤC ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

STT

TÊN BƯỚC

MÔ TẢ

1

Trình tự thực hiện

- Trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;
- Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Nếu phương tiện đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì Cảng vụ thu hồi Giấp phép vào cảng, bến thủy nội địa đã cấp và trả lại Giấy chứng nhận ATKT và BVMT, sổ danh bạ thuyền viên cho phương tiện sau đó cấp Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện.

2

Cách thức thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại Văn phòng Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa.

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện chở hàng hóa) hoặc danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);
- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hoặc danh sách hành khách (nếu có);
- Đối với phương tiện đóng mới hoặc sửa chữa khi hạ thủy để chạy thử trên đường thủy nội địa, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện phải xuất trình Cảng vụ các giấy tờ sau:

  • Biên bản kiểm tra của đăng kiểm xác nhận phương tiện đủ điều kiện chạy thử đường dài;

  • Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy đối với phương tiện hạ thủy vượt qua phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu có ý kiến phê duyệt của đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường thủy nội địa khu vực.

4

Thời hạn giải quyết

Cảng vụ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa trong thời hạn 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.

5

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện

6

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan Cảng vụ  Đường thủy nội địa tại các Đại diện trực thuộc.

7

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa cho phương tiện.
- Trường hợp phương tiện thủy đã được cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 giờ thì thuyền trưởng, thuyền phó hoặc người lái phương tiện phải đến Văn phòng Cảng vụ làm lại thủ tục rời cảng, bến cho phương tiện thủy.

8

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

 Phương tiện phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và chấp hành sự điều động của Cảng vụ Đường thủy nội địa.

9

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa;

- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa;

- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa
- Thông tư số 248/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa.

- Thông tư 39/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Sửa đổi lần 2:2018 QCVN 72:2013/BGTVT.

(Những căn cứ pháp lý nêu trên có thể được thay thế, sửa đổi, bổ sung)

 

 III. THỦ TỤC ĐỐI VỚI TÀU BIỂN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TUYẾN NỘI ĐỊA VÀO CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

STT

TÊN BƯỚC

MÔ TẢ

1

Trình tự thực hiện

- Trước khi tàu thuyền dự kiến đến cảng, người làm thủ tục phải gửi cho Cảng vụ đường thủy nội địa nơi tàu đến Thông báo tàu đến cảng theo mẫu;
- Người làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết chính xác thời gian tàu đến;
- Người làm thủ tục có mặt tại văn phòng Đại diện Cảng vụ hoặc văn phòng tổ trực thuộc xuất trình và nộp các giấy tờ theo quy định;
- Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành kiểm tra thực tế tầu biển về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Nếu tầu biển đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì Cảng vụ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục nhập cảng cho tàu biển.

2

Cách thức thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại Văn phòng Đại diện Cảng vụ.

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính):
- Bản khai chung;
- Danh sách thuyền viên;
- Danh sách hành khách (nếu có);
- Giấy phép rời cảng.
b) Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
- Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
- Sổ thuyền viên;
- Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

4

Thời hạn giải quyết

- Thời hạn thông báo tàu biển đến cảng của người làm thủ tục: Chậm nhất 8 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển.
- Thời hạn xác báo tàu biển đến cảng của người làm thủ tục: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu đến cảng người làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết chính xác thời gian tàu đến.
- Thời hạn thực hiện thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng.
- Thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan Cảng vụ: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

5

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền (người làm thủ tục).

6

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan Cảng vụ  Đường thủy nội địa tại các Đại diện trực thuộc.

7

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục nhập cảng cho tàu biển.

8

Tên mẫu đơn, tờ khai

- Thông báo tàu đến cảng;
- Bản khai chung;
- Danh sách thuyền viên;
- Danh sách hành khách (nếu có);

9

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Tàu biển phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định khác có liên quan; chấp hành sự điều động của Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Cảng thủy nội địa phải đủ năng lực để tiếp nhận tàu biển và đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

10

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa;
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam;
- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
- Thông tư số 261/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 90/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 261/2016/TT-BTC

- Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 quy định một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

(Những căn cứ pháp lý nêu trên có thể được thay thế, sửa đổi, bổ sung)

 

 IV. THỦ TỤC ĐỐI VỚI TÀU BIỂN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TUYẾN NỘI ĐỊA RỜI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

STT

TÊN BƯỚC

MÔ TẢ

1

Trình tự thực hiện

- Người làm thủ tục có mặt tại văn phòng Đại diện Cảng vụ xuất trình và nộp các giấy tờ theo quy định.
- Cảng vụ kiểm tra các giấy tờ theo quy định nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành kiểm tra thực tế tầu biển về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Nếu tầu biển đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì Cảng vụ thu phí, lệ phí, tiền phạt (nếu có) theo quy định; cấp giấy phép rời cảng cho tàu.

2

Cách thức thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại Văn phòng Đại diện Cảng vụ trực thuộc.

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Giấy tờ phải nộp:
- 01 Bản khai chung (bản chính);
- Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi tàu đến cảng);
- Danh sách hành khách (nếu có thay đổi so với khi tàu đến cảng).
b) Giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính):
- Các giấy chứng nhận của tàu thuyền và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu thay đổi so với khi đến;
- Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.

4

Thời hạn giải quyết

- Thời hạn thực hiện thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng;
- Thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan Cảng vụ: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

5

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền (người làm thủ tục).

6

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan Cảng vụ  Đường thủy nội địa tại các Đại diện trực thuộc.

7

Phí, lệ phí

Người làm thủ tục nộp phí và lệ phí khi làm thủ tục rời cảng cho tàu biển theo quy định như sau:
a) Mức thu phí trọng tải:

+ Lượt vào:        250 đồng/GT;

+ Lượt rời:          250 đồng/GT.

- Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hoá, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu phí trọng tải như trên;
- Những trường hợp sau đây không thuộc phạm vi đối tượng thu phí trọng tải: Tàu thuyền vào, rời cảng để tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu, cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách có xác nhận của cảng vụ; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Mức thu phí bảo đảm hàng hải:
- Tàu thuyền có dung tích toàn phần dưới 2.000 GT:

+ Lượt vào                300 đồng/GT;

+ Lượt rời:                300 đồng/GT.

- Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 2.000 GT trở lên

+ Lượt vào:               600 đồng/GT;

+ Lượt rời:                600 đồng/GT.

- Tàu thuyền vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hoá, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu phí bảo đảm hàng hải như trên;
- Những trường hợp sau đây không thuộc phạm vi đối tượng thu phí bảo đảm hàng hải: Tàu thuyền vào, rời cảng cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách có xác nhận của cảng vụ; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Lệ phí ra, vào cảng biển:
- Tàu thuyền có dung tích toàn phần dưới 200 GT là 15.000 đồng/1 lượt;
- Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 200 GT đến dưới 1.000 GT là 25.000 đồng/1 lượt;
- Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 1.000 GT đến dưới 5.000 GT là 50.000 đồng/1 lượt;
- Tàu thuyền có dung tích trên 5.000 GT là 100.000 đồng/1 lượt.

8

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Cấp giấy phép rời cảng cho tàu.

9

Tên mẫu đơn, tờ khai

- Bản khai chung;
- Danh sách thuyền viên;
- Danh sách hành khách (nếu có);

10

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Tàu biển phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định khác có liên quan; đảm bảo an toàn khi rời cảng thủy nội địa.

11

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa;
- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam;
- Thông tư 83/2015/TT-BGTVT Quy định tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
- Thông tư 50/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
- Thông tư số 261/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 90/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 261/2016/TT-BTC

- Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 quy định một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

(Những căn cứ pháp lý nêu trên có thể được thay thế, sửa đổi, bổ sung)

 

 V. THỦ TỤC XÁC NHẬN VIỆC TRÌNH BÁO ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

 

STT

TÊN BƯỚC

MÔ TẢ

1

Trình tự thực hiện

- Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền phải nộp và xuất trình các giấy tờ theo quy định tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền.
- Khi thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền nộp và xuất trình đủ các giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa vào bản trình báo đường thủy nội địa.

2

Cách thức thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền.

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển:
- Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu (02 bản);
- Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản);
- Bản trích sao Hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản).
b) Các giấy tờ phải nộp đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá:
- Trình báo đường thủy nội địa theo mẫu (02 bản);
- Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (nếu có), (02 bản).
c) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
- Đối với tàu biển: Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc, Hải đồ liên quan đến vụ việc;
- Đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá: Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (nếu có).

4

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa không quá 02 (hai) giờ làm việc đối với Cảng vụ đường thủy nội địa và 03 (ba) giờ làm việc đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ.

5

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện hoặc người được thuyền trưởng, người lái phương tiện ủy quyền.

6

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cảng vụ Đường thủy nội địa xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện của phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
b) Trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa (ngoài vùng nước cảng, bến thủy nội địa) thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể trình báo đường thủy nội địa tại một trong các cơ quan Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất nơi xảy ra tai nạn, sự cố.

7

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa

8

Tên mẫu đơn

Trình báo đường thủy nội địa.

9

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Đối với bản trình báo đường thủy nội địa, ngoài chữ ký của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện và đóng dấu của tàu biển, phương tiện thủy nội địa, tàu cá (nếu có con dấu), còn phải có chữ ký của máy trưởng hoặc 01 (một) thủy thủ với tư cách là người làm chứng.

10

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Thông tư 69/2014/TT-BGTVT ngày 27/11/2014 Quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa.

 

 

 

 

 

 


Đang tải dữ liệu!!!

Bản quyền thuộc về Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I
Địa chỉ: Số 10, Phạm Minh Đức, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 3837417 * Fax:(0225) 551636 * Email: cangvu1@gmail.com